CÁCH PHÒNG CHỐNG CÚM A

Thứ hai - 17/10/2022 16:42
Hàng năm ở Việt Nam trung bình có trên 800.000 người mắc cúm, số mắc thường gia tăng vào các thời điểm giao mùa. Theo số liệu giám sát năm 2019, tính đến đầu tháng 12 có trên 400.000 người mắc cúm.
PhongChongCumA
PhongChongCumA
Theo kết quả giám sát trọng điểm bệnh cúm tại khu vực miền Bắc, chủng gây bệnh chủ yếu là chủng cúm A(H1N1) và cúm B.

Bệnh cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng vi rút cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, qua đường hô hấp thông qua các giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc.

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là chăm sóc, nâng cao thể trạng, theo dõi sức khỏe để không bội nhiễm và không lây bệnh cho người khác. Bệnh cúm thông thường bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày, nhưng đối với trẻ em, người già sức đề kháng kém, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch ... thì bệnh cúm có thể diễn biến nặng hơn, dễ bị biến chứng và có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất là chủ động tiêm vắc xin cúm để phòng bệnh.

Để chủ động phòng chống cúm A, bảo vệ sức khỏe của các con học sinh cũng như các cán bộ giáo viên nhân viên Nhà trường. Nhà tường thực hiện nghiêm các biện pháp chủ động phòng chống cúm A cụ thể như sau:
 
  1. Giáo dục trẻ thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học và Nhà trường
  2. Tuyên truyền phụ huynh tiêm vắc xin cúm A cho trẻ để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm A.
  3. Giáo dục cho trẻ các kĩ năng đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng với nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
  4. Quan tâm đến trẻ giũ nhiệt độ phòng ổn định đảm bảo trẻ không bị nóng hay bị lạnh quá khi sử dụng điều hòa. Khuyến khích trẻ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ăn hét xuất ăn để nâng cao thể trạng.
  5. Giáo viên hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế hàng ngày khi giao tiếp, chăm sóc trẻ.
  6. Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ cho trẻ. Trẻ ốm hay có biểu hiện bất thường cho trẻ nghỉ học.

Tác giả: TH Phú Cường

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây